Tiết Tiểu Mãn Trong Văn Hoá Nông Nghiệp Trung Quốc
Tiết Tiểu Mãn đánh dấu sự chuyển biến của trời đất và là giai đoạn quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hãy cùng Yuexin tìm hiểu về Tiết Tiểu Mãn trong văn hoá Nông nghiệp của người Trung Quốc nhé!
Xem thêm: Tết Hàn Thực trong văn hoá người Trung Quốc
1. Tiết Tiểu Mãn là gì?
Tiết Tiểu Mãn Là tiết khí thứ 8 trong 24 tiết khí, diễn ra sau tiết Lập Hạ và trước tiết Mang Chủng.
“Tiểu” có nghĩa là nhỏ, “Mãn” có nghĩa là đầy đủ, có thể hiểu theo hai nghĩa như sau:
- Thứ nhất, Tiểu Mãn có ý nghĩa là lũ nhỏ, lượng nước dồi dào. Đây là thời điểm kết thúc tình trạng khô hạn, thiếu nước từ các đợt nắng nóng, oi bức trong tiết Lập Hạ.
- Thứ hai, Tiểu Mãn cũng có thể hiểu theo nghĩa thứ hai là sự đầy đủ về mặt lương thực và thực phẩm. Ở thời điểm này, các cây cối và hoa màu bắt đầu chuyển sang giai đoạn đâm hoa ra trái và chuẩn bị cho mùa thu hoạch.
Theo dân gian, Tiết Tiểu mãn kéo dài từ ngày 20 hoặc 21 tháng 5 đến mùng 5 tháng 6 âm lịch. Tiết Tiểu mãn đánh dấu mặt trời tạo với đường xích đạo một góc 60 độ, đây cũng là thời điểm ánh sáng đẹp nhất trong mùa hè. Tiểu Mãn được coi là một trong những tiết khí quan trọng và được chờ đợi nhất trong năm, đặc biệt đối với người làm nông nghiệp.
2. Ý nghĩa của Tiết Tiểu Mãn
Tiết Tiểu Mãn có sự chuyển biến từ thời tiết khô hanh sang một môi trường ẩm ướt và nhiệt đới hơn. Lượng mưa lớn và có thể xảy ra đợt lũ nhỏ, đem lại nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và nông nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng cho sự phát triển của thực vật.
Tiết Tiểu Mãn có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa truyền thống và tâm linh của người dân. Thời điểm chuyển mùa, từ mùa xuân sang mùa hè, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thiên nhiên.
Trong văn hóa truyền thống, Tiết Tiểu Mãn thường được coi là thời điểm bắt đầu của một chuỗi các tiết khí quan trọng trong năm. Nó đại diện cho sự phát triển và thịnh vượng, là một thời điểm quan trọng để bắt đầu các hoạt động nông nghiệp. Người dân thường tổ chức các lễ hội và nghi lễ, hy vọng có một mùa màng bội thu và cuộc sống tươi đẹp.
Xem thêm: Nghệ thuật tranh cắt giấy Trung Quốc
3. Tục lệ truyền thống trong Tiết Tiểu Mãn
Tế Xa Thần
Phong tục dân gian lúc bấy giờ chủ yếu là thờ thần xe nước, xe dầu và xe lụa.
- Trong tiết Tiểu Mãn, người nông dân đặt cá, thịt, nhang, nến… trên đế trước bánh xe nước để thờ cúng. Vì có truyền thuyết kể rằng Thần bánh xe là một con rồng trắng.
- Người dân thu hoạch hạt cải chín, gửi đến nhà máy dầu, sau đó khởi động bánh quay dầu để ép dầu , đó chính là cho xe dầu.
- Xe lụa chuyển động có nghĩa những con tằm sắp bắt đầu quay kén, những người nuôi tằm đang bận rộn lắc các guồng quay để cuộn tơ.
Lễ cầu tằm
Tiểu Mãn là ngày sinh nhật của Thần tằm. Lễ cầu Tằm là dịp để người dân bày tỏ sự cảm tạ, tôn kính đối với vị tổ nghề đã đem đến kế sinh nhai cho họ và cầu chúc mùa màng bội thu.
Ăn rau rừng và rau đắng
Từ xa xưa, người dân Trung Quốc cho rằng ăn rau rừng và rau đắng có tác dụng thanh nhiệt. Gió xuân thổi qua, cỏ đắng mọc lên, ruộng hoang thành vựa lúa. Các loại rau rừng, rau đứng thường được dùng trong y học để chữa sốt, người xưa cũng dùng nó để giải rượu.
Nếu như bạn đang tìm kiếm một trung tâm đào tạo tiếng Trung một cách bài bản thì hãy nhắn tin ngay cho page Trung tâm Tiếng Trung Yuexin nhé!
Bài viết mới nhất
09-09-2024
28-06-2024
27-06-2024
26-06-2024
25-06-2024
24-06-2024
Danh mục
Tags