Bún Qua Cầu Vân Nam
Bún qua cầu là món ăn mang nét ẩm thực đặc trưng của vùng đất Vân Nam, Trung Quốc. Món ăn này không chỉ nổi tiếng bởi sự độc đáo mà còn bởi ý nghĩa bắt nguồn của nó. Hãy cùng Yuexin tìm hiểu về món Bún qua cầu Vân Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Những loại thực phẩm thiết yếu của người Trung Quốc
1. Nguồn gốc Bún qua cầu Vân Nam
Bún qua cầu Vân Nam là món ăn mang đậm nét văn hoá của tỉnh Vân Nam, là một trong những món ăn trứ danh phải thử khi đến Trung Quốc. Đây không chỉ đơn thuần là món ăn độc đáo, nó còn có lịch sử hơn 100 năm cùng với ý nghĩa về câu chuyện tình yêu đẹp.
Chuyện xưa kể rằng, tại hồ nước nọ tỉnh Vân Nam có một hòn đảo nhỏ yên tĩnh nối với bờ bằng duy nhất một cây cầu gỗ. Đây cũng là nơi các sĩ tử tập trung ôn luyện chuẩn bị cho kỳ khoa cử. Có một chàng sĩ tử ngày nào cũng được vợ mang cho một tô mì ăn trưa nhưng do quá chú tâm học hành để đến tối thì tô mì đã nguội và trương lên, rất khó ăn. Người vợ thương chồng, đã nghĩ ra ý tưởng độc đáo.
Nàng chuẩn bị nước dùng thật nóng, phủ lên một lớp mỡ gà để giữ nóng lâu hơn. Các nguyên liệu khác như thịt, cá, trứng, rau được sắp xếp thành từng phần riêng. Khi dùng chỉ cần cho lần lượt các nguyên liệu vào tô nước nóng hổi, sau đó chín dần. Như vậy, người chồng có thể thưởng thức món mì nóng hổi bất cứ khi nào một cách trọn vẹn.
Trong kỳ thi đó, chàng sĩ tử đã thành công thi đỗ. Và kể từ đó, bí quyết của người vợ dần được người dân trong vùng học theo, gắn liền với chuyện tình yêu đẹp cây cầu gỗ của hai vợ chồng. Mì qua cầu đã trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc, đại diện cho ẩm thực Vân Nam.
2. Bún qua cầu Vân Nam gồm những gì?
Bún qua cầu để riêng biệt các nguyên liệu, khi dùng người ăn có quyền lựa chọn sẽ cho gì vào bát nước dùng. Các nguyên liệu chính có thể kể đến như là bún, thịt gà, thịt lợn, đậu phụ, nấm, hành, hẹ, trứng chim cút, rau cải, hành tây, đu đủ, cà rốt cùng với các gia vị như muối, gừng, tỏi, nước tương.
Để thưởng thức món ăn này một cách đúng điệu, phải bỏ nguyên liệu theo một quy trình chặt chẽ. Trước tiên, phải thả trứng vào bát nước dùng, chờ đợi một vài phút rồi lần lượt cho thịt, rau, nấm vào. Nhìn bề ngoài, bát nước dùng có độ sôi vừa phải nhưng nhờ có lớp mỡ mỏng ở phía trên nên nước giữ được độ nóng khá lâu. Để có được nước dùng béo nhưng ăn không ngấy, các đầu bếp cũng phải rất kỳ công ninh nhừ gà già trong 5 đến 6 tiếng đồng hồ để giữ được độ ngọt thanh vừa phải. Bún là nguyên liệu sau cùng được cho vào bát. Sau khi trộn đều vài lần, du khách có thể tận hưởng vị nóng hổi, ngầy ngậy, ngọt mềm, dai dai tự nhiên của nấm, rau, thịt và trứng.
Xem thêm: Đậu phụ thối Trung Quốc
Nếu như bạn đang tìm kiếm một trung tâm đào tạo tiếng Trung một cách bài bản thì hãy nhắn tin ngay cho page Trung tâm Tiếng Trung Yuexin nhé!
Bài viết mới nhất
09-09-2024
28-06-2024
27-06-2024
26-06-2024
25-06-2024
24-06-2024
Danh mục
Tags