Trang chủ / Tin tức Hán ngữ / Văn hóa Trung Quốc / 5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc

5 Trang Phục Truyền Thống Độc Đáo Trung Quốc

26-04-2024
1244 Lượt xem

Với hơn 5000 năm lịch sử, trải qua nhiều triều đại thì trang phục truyền thống Trung Quốc luôn giữ được nét độc đáo và ấn tượng riêng góp phần tạo nên nền văn hoá Trung Hoa. Ở bài viết này, hãy cùng Yuexin tìm hiểu về 5 trang phục truyền thống độc đáo của Trung Quốc.

5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc

Xem thêm: 4 Nét văn hoá độc đáo nhất của Trung Quốc

 

1. Hán Phục (Hanfu)

Hán Phục là trang phục truyền thống của Trung Quốc thời nhà Hán, được coi là trang phục có lịch sử lâu đời nhất. Một bộ Hán Phục chỉnh thể được chia làm 3 phần chính: Tiết y, Trung y và Ngoại y. Qua nhiều thời đại, Hán Phục được cải tiến với các phiên bản: 

  • Yi: áo hở cổ

  • Pao: trang phục toàn thân cho nam giới

  • Ru: cổ áo mở chéo

  • Shan: áo có cổ vạt chéo ngoài

  • Qun hoặc chang: váy dành cho nữ và nam

  • Ku: quần dài

5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc 1

Hán Phục có sức ảnh hưởng đến trang phục một số nước như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện nay trong các dịp lễ lớn hoặc trong các sự kiện quan trọng thì người Trung Quốc sẽ mặc Hán Phục.

 

2. Sườn Xám

5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc 2

Sườn Xám là trang phục truyền thống của Trung Quốc thời kỳ Mãn Thanh. Sườn Xám bắt nguồn từ loại trang phục chuyên dành cho việc cưỡi ngựa, sau đó được cải tiến, thiết kế vừa vặn, ôm sát người. Sườn Xám được coi là biểu tượng của nữ quyền, chỉ dành cho giới quý tộc thời kỳ Mãn Thanh.

Phong cách của Sườn Xám có hơi hướng phương Tây nhưng vẫn giữ được nét truyền thống Trung Quốc nhờ vào các chi tiết thiết kế nút, phần viền áo, cổ áo, hoa văn và chất liệu. Sườn Xám là trang phục truyền thống Trung Quốc được du khách quốc tế biết đến nhiều nhất và rất yêu thích bởi tính thẩm mỹ cao, tôn được vóc dáng người mặc.

Hiện nay Sườn Xám thường được mặc vào các dịp lễ tết, sự kiện đặc biệt. Sườn xám cách tân đa dạng mẫu mã nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có ban đầu.

Xem thêm: Ẩm thực đặc trưng 5 vùng miền nổi tiếng Trung Quốc

 

3. Đường Phục

Đường Phục là trang phục truyền thống thời nhà Thanh mang theo ý nghĩa may mắn, được thiết kế bắt nguồn từ áo choàng khi cưỡi ngựa. Đặc trưng của Đường Phục là phần cổ áo có dải, phía trước là các hàng cúc, nút áo phức tạp từ các dây thắt nút rất tỉ mỉ và độc đáo.
Đường Phục được người dân Trung Quốc rất yêu thích vì ý nghĩa may mắn, hạnh phúc, sum vầy nên thường được diện trong các dịp lễ Tết, ngày cưới hỏi hay dịp đoàn viên.

5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc 3

 

4. Trang phục Trung Sơn

 

5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc 4

Trang phục Trung Sơn được đặt tên theo người thiết kế ra là ông Tôn Trung Sơn - Nhà lãnh đạo Cách Mạng Trung Quốc. Ông kết hợp giữa thiết kế phương Tây và Trung Hoa, với phần cổ áo lật đứng tượng trưng cho tư tưởng trị quốc nghiêm khắc; bốn túi áo tượng trưng cho tư tưởng đạo đức: lễ - nghĩa - liêm - sỉ.

Trang phục Trung Sơn có màu sắc cơ bản Xanh lục, Xám, Đen và tính ứng dụng cao nên thường được chọn mặc trong các dịp lễ lớn hay sự kiện đòi hỏi tính trang trọng, trở thành trang phục truyền thống nam giới Trung Quốc.

 

5. Trang phục Trung Quốc Mã Quái - Trường Bào

Mã Quái - Trường Bào là trang phục truyền thống của Trung Quốc có thiết kế là dạng áo khoác dành cho nam giới. Phần cổ áo được thiết kế cổ tròn, ống tay áo hình chữ U, thiết kế xẻ tà ở giữa hoặc ở bên. Hiện nay Mã Quái - Trường Bào được cải tiến giúp người mặc cảm thấy thoải mái, tự nhiên và giữ được nét tinh tế, sang trọng nên được nam giới mặc phổ biến trong các dịp lễ. Du khách đến Trung Quốc cũng thường lựa chọn Mã Quái - Trường Bào là trang phục truyền thống để chụp ảnh.

5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc 5

 

Nếu như bạn đang tìm kiếm một trung tâm đào tạo tiếng Trung một cách bài bản thì hãy nhắn tin ngay cho page Trung tâm Tiếng Trung Yuexin nhé!

(0) Bình luận “5 trang phục truyền thống độc đáo Trung Quốc”
(0 Bình chọn)
Email của bạn sẽ được bảo mật
Mời bạn nhập đánh giá*
Tên
*
Email
*
Có dấu * là trường bắt buộc phải có
Gửi