Nghệ Thuật Cổ Cầm Trung Hoa
Trong tứ kỳ “Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ" thì “Cầm" là nhạc cụ có dây ra đời sớm nhất trong lịch sử Trung Hoa, được gọi là Cổ Cầm hay Thất Huyền Cầm. Hãy cùng Yuexin tìm hiểu về nghệ thuật Cổ Cầm Trung Hoa nhé!
Xem thêm: Nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc
1. Lịch sử hình thành
Cổ Cầm là loại nhạc cụ thanh nhã, tinh tế được các học giả và sĩ phu yêu thích. Cổ Cầm có lịch sử chế tác lâu đời, nhiều danh cầm đều có văn tự khảo chứng gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ. Đây là thứ nhạc khí được tôn kính nhất trong tất cả nhạc cụ Trung Quốc, có lịch sử hơn 5000 năm.
Cổ cầm nguyên thuỷ ban đầu có năm dây, nhưng sau đó được thêm vào hai dây tạo ra “ thất huyền cổ cầm". Còn nguồn gốc chính xác của Cổ cầm hiện vẫn đang là chủ đề tranh luận rất nhiều trong những thập kỷ qua. Vào thời nhà Tống, Cổ Cầm được coi là có thời kỳ hoàng kim với nhiều bài thơ và tác phẩm phong phú do các văn nhân sáng tạo nên.
2. Ý nghĩa của Cổ Cầm
Cổ Cầm không chỉ là một loại nhạc cụ đơn thuần, đây còn là biểu tượng về văn hoá truyền thống, đạo đức, lý tưởng nhân cách của người Trung Quốc. Âm nhạc Cổ Cầm cùng với tinh hoa văn hoá truyền thống, thể hiện phong cách tao nhã, thanh lịch hướng đến cảnh giới thanh tịnh cao xa.
Người Trung Quốc xưa luôn đề cao phẩm chất đạo đức, chú trọng đến việc đặt tâm huyết vào mọi việc mình làm, có nhiều bài học quý giá truyền lại cho thế hệ sau. Cổ cầm mang nội hàm về giá trị đạo đức, có sự kết nối tâm hồn giữa người với người, có thể cảm hoá vạn vật.
Xem thêm: Gấu Trúc - Quốc bảo của Trung Quốc
3. Tứ đại cổ cầm
Tứ đại cổ cầm nổi tiếng nhất Trung Hoa gồm có:
- Hiệu Chung Cầm của Tế Hoàn Công:
Hiệu Chung là danh cầm đời nhà chu. Âm thanh loại cổ cầm này lớn và có tiếng vang giống như tiếng chuông ngân.
- Nhiễu Lương Cầm của Sở Trang Vương:
Tên Nhiễu Lương mang hàm nghĩa âm thanh ngân mãi không dứt. Truyền thuyết kể lại rằng, Sở Trang Vương sau khi được dâng lễ vật Nhiễu Lương Cầm lên thì liên tiếp 7 ngày say mê trong tiếng nhạc, không toạ triều. Do không có cách nào kháng cự lại sự mê hoặc của Nhiễu Lương cầm, cuối cùng ông đành phải sai người đập vỡ đàn thành nhiều mảnh. Từ đó, danh cầm Nhiễu Lương bị thất truyền.
- Lục Ỷ Cầm của Tư Mã Tương Như:
Lục Ỷ là danh cầm truyền đời, trên đàn có khắc chữ “Đồng tử hợp tinh" nghĩa là tinh hoa của cây đồng và cây tử hợp lại. Tư Mã Tương Như là văn nhân nổi tiếng về thơ phú, khi có được Lục Ỷ Cầm như có được báu vật. Kỹ năng chơi đàn tinh thông kết hợp với âm sắc tuyệt mỹ đã khiến cho Lục Ỷ Cầm trở nên nổi tiếng vang danh xa.
- Tiêu Vĩ Cầm của Thái Ung: Tiêu Vĩ Cầm là cây đàn cổ do Thái Ung, nhạc gia trứ danh thời Đông Hán chế tác. Truyền thuyết kể lại rằng, ông đã chế tác “Thất Huyền Cầm" từ một khúc ngô đồng chưa bị cháy hết trong một đám cháy trên đường đi lánh nạn. Bởi vì phần đuôi cây đàn còn lưu lại vết cháy nên ông đã đặt tên là Tiêu Vĩ Cầm. Thanh âm của nó rất lạ thường, êm dịu dễ nghe khiến cây đàn vang danh.
Nếu như bạn đang tìm kiếm một trung tâm đào tạo tiếng Trung một cách bài bản thì hãy nhắn tin ngay cho page Trung tâm Tiếng Trung Yuexin nhé!
Bài viết mới nhất
09-09-2024
28-06-2024
27-06-2024
26-06-2024
25-06-2024
24-06-2024
Danh mục
Tags